TT - Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố cấu trúc đề thi các môn thi trắc nghiệm tiếng Anh, vật lý, hóa học và sinh học.
Trong này, Sang giới thiệu ba môn tiếng Anh, sinh học và hóa học.
Môn Sinh học
Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn)
Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị [7]
2. Tính qui luật của hiện tượng di truyền [5]
3. Di truyền học người [2]
4. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [6]
5. Phát sinh loài người [2]
6. Cá thể và quần thể sinh vật [5]
7. Quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển; sinh thái học với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban khoa học tự nhiên [7 câu]:
1. Di truyền liên kết; di truyền ngoài nhân [1]
2. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen [1]
3. Di truyền học quần thể [1]
4. Ứng dụng di truyền học [1]
5. Bằng chứng tiến hóa [1]
6. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất [1]
7. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống; các đặc trưng cơ bản của quần xã; diễn thế sinh thái - sinh quyển [1]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban khoa học xã hội và nhân văn [7 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị [1]
2. Tính qui luật của hiện tượng di truyền [1]
3. Di truyền học người [1]
4. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [1]
5. Phát sinh loài người [1]
6. Cá thể và quần thể sinh vật [1]
7. Quần xã, hệ sinh thái và vấn đề quản lý tài nguyên [1]
Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
1. Biến dị [11]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [9]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [2]
5. Sự phát triển của sinh vật [2]
6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [12]
7. Phát sinh loài người [2]
Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trình bổ túc THPT
1. Biến dị [11]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [10]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [1]
5. Sự phát triển của sinh vật [1]
6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [13]
7. Phát sinh loài người [2]
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ
Phần chung cho tất cả thí sinh [43 câu]:
1. Biến dị [12]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [11]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [2]
5. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [14]
6. Phát sinh loài người [2]
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [7 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị; tính qui luật của hiện tượng di truyền [2]
2. Sinh thái học [5]
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [7 câu]:
1. Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; các qui luật di truyền [5]
2. Sinh thái học [2]
Môn Hóa học
Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn)
Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:
1. Cacbohiđrat [2]
2. Amin - amino axit - protein [3]
3. Polime và vật liệu polime [2]
4. Đại cương về kim loại [4]
5. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm [6]
6. Crom, sắt, đồng; hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường [4]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
8. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban khoa học tự nhiên [7 câu]:
1. Xeton
2. Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại
3. Bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì
4. Phân tích hóa học
5. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc phần riêng
Phần dành cho thí sinh chương trình ban khoa học xã hội và nhân văn [7 câu]:
1. Ancol - phenol
2. Anđehit - axit cacboxylic
3. Este - lipit
4. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc phần riêng
Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
1. Rượu - phenol - amin [3]
2. Anđehit - axit cacboxylic - este [4]
3. Glixerin - lipit [1]
4. Gluxit [2]
5. Amino axit và protit [1]
6. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
8. Đại cương về kim loại [4]
9. Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]
10. Sắt [3]
11. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trình bổ túc THPT
1. Rượu - phenol - amin [3]
2. Anđehit - axit cacboxylic - este [4]
2. Glixerin - lipit [1]
3. Gluxit [2]
5. Amino axit và protit [1]
6. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
8. Đại cương về kim loại [4]
9. Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]
10. Sắt [3]
11. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ
Phần chung cho tất cả thí sinh [44 câu]:
1. Nguyên tử; bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; liên kết hóa học [2]
2. Phản ứng oxy hóa-khử; cân bằng hóa học [2]
3. Sự điện ly [2]
4. Phi kim [2]
5. Đại cương về kim loại [2]
6. Kim loại phân nhóm chính nhóm I (IA), II (IIA); nhôm, sắt [6]
7. Đại cương hóa học hữu cơ; hiđrocacbon [2]
8. Rượu (ancol) - phenol [3]
9. Anđehit - axit cacboxylic [3]
10. Este - lipit [3]
11. Amin - amino axit - protit (protein) [2]
12. Gluxit (cacbohiđrat) [2]
13. Hợp chất cao phân tử (polime) và vật liệu polime [1]
14. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
15. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [6 câu]:
1. Xeton [1]
2. Dãy thế điện cực chuẩn [1]
3. Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc [2]
4. Phân tích hóa học; hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường [2]
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [6 câu]:
1. Nhôm, sắt [2]
2. Dãy điện hóa của kim loại [1]
3.Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon [3]
Môn Tiếng Anh
Đề thi tốt nghiệp THPT
Ghi chú: Ba loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT (bảy năm, ba năm, phân ban) có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ.
1. Ngữ âm [5]
• Trọng âm và/hoặc
• Nguyên âm và phụ âm
2. Ngữ pháp và yếu tố văn hóa [20]
• Thời và hợp thời (cách sử dụng thời)
• Cấu trúc câu
• Từ nối
• Chức năng giao tiếp đơn giản
3. Từ vựng [5]
• Cấu tạo từ (phương thức cấu tạo từ)
• Chọn từ/tổ hợp từ (khả năng kết hợp từ)
4. Kỹ năng
* Kỹ năng đọc (chủ đề phổ thông) [10]
• Điền từ vào chỗ trống (1 bài, khoảng 150 từ)
• Đọc hiểu (1 bài, khoảng 200 từ; khuyến khích các yếu tố văn hóa)
* Kỹ năng viết [10]
• Viết chuyển hóa
(dạng điền khuyết; cấp độ: phrase Ý clause)
• Phát hiện lỗi
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ
Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
1. Ngữ âm [5]
• Trọng âm và/hoặc
• Nguyên âm và phụ âm
2. Ngữ pháp và yếu tố văn hóa [10]
• Thời và hợp thời
• Cấu trúc câu
• Từ nối
• Chức năng giao tiếp
3. Từ vựng [10]
• Cấu tạo từ
• Chọn từ/tổ hợp từ
4. Kỹ năng [55]
* Kỹ năng đọc (chủ đề phổ thông) [40]
• Điền từ vào chỗ trống (2 bài, khoảng 200 từ) [20]
• Đọc hiểu (2 bài, khoảng 400 từ; khuyến khích các yếu tố văn hóa) [20]
* Kỹ năng viết [15]
• Viết chuyển hóa
(dạng điền khuyết; cấp độ: phrase Ý clause)
• Phát hiện lỗi
• Tìm câu đồng nghĩa.
MINH SANG